Góc nhìn của NB PQH|winbet|fn888.net


[Góc nhìn của NB PQH]

Kênh giải trí Winbet


 Nhiều lần ngồi làm việc HLV đào tạo trẻ SLNA mình thường xuyên trao đổi về PVF. Những cuộc thảo luận đều đi đến một nhận định chung là trung tâm bóng đá này dù có sự đầu tư lớn, lớn nhất Đông Nam Á. Thậm chí như lời của một chuyên gia có tầm ảnh hưởng tại SLNA thì kể cả sang Nhật người ta cũng nói về PVF bằng sự ngưỡng mộ và thèm thuồng. Tuy nhiên, có vẻ như tính hiệu quả trong công tác đào tạo lại chưa xứng tầm.
Số cầu thủ trên tuyển hiện tại thì dấu ấn PVF có thể nói là nhạt nhoà. Ngoài Hà Đức Chinh ra thì gần như không có cái tên nào thực sự nổi bật, nằm top ngôi sao hàng đầy bóng đá Việt Nam dù đã trải qua 11 năm xây dựng và phát triển. Ở các giải U, PVF vẫn sàn sàn với những Viettel, Hà Nội...và đặc biệt là SLNA, lò đào tạo còn hoạt động bao cấp, di sản thành công nhất bản sắc cũ bóng đá Việt Nam, tương phản với một PVF đẳng cấp xu thế mới.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến PVF dù có cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất mang tiêu chuẩn châu Âu nhưng vẫn khó thành công như mong đợi? Có nhiều lý do khó ai có thể biết nhưng không ít người cảm nhận được, dường như PVF chưa định hướng đúng quan điểm đào tạo. Nói một cách dễ hiểu, văn hoá, thể chất, tố chất người Việt khả năng chưa theo kịp những giáo án bóng đá phát triển hiện đại hàng đầu. Bản thân các chuyên gia nước ngoài như ông Philippe Troussier sau nhiều năm vẫn loay hoay dù ông được xem là Phù thuỷ trắng bóng đá Thế giới. Có lẽ ông vẫn cần một thời gian dài để hiểu về Việt Nam hơn. Hãy nhìn ông Park Hang seo, thành công của ông chính là vì ông rất tinh tế, cảm nhận rõ suy nghĩ, tính cách và tố chất cầu thủ Việt Nam.


Bản thân ông Philippe Troussier trong một lần cũng huyền thoại Mu Ryan Giggs tới SLNA cũng đã phải thốt lên:”Tại sao một trung tâm nghèo nàn như này lại có thể đào tạo nên những cầu thủ tài năng bóng đá Việt Nam? Cựu HLV ĐT Nhật Bản cuối cùng đã xin ở lại một tuần, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và nghiệm ra rằng, chính từ trong gian khổ, cầu thủ Việt Nam mới hình thành ý chí, khát khao để thành công.
Trước khi chuyển giao PVF, Vingroup cũng đã lần lượt rút khỏi các lĩnh vực bán lẻ, nông nghiệp và hàng không để dồn toàn lực lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là ô tô xe máy và điện thoại, thực hiện mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghiệp.
PVF thay chủ thì điều người hâm mộ quan tâm bây giờ là định hướng tiên phong có bị thay đổi không? Cho dù Vin khẳng định là không nhưng thật khó để khẳng định điều đó bởi dù sao cũng phải phụ thuộc quyền lợi của đơn vị sở hữu mới.
Nên nhớ, từ trước đến nay PVF hoạt động độc lập trong vai trò hỗ trợ đào tạo tài năng bóng đá Việt Nam, trở thành nguồn cung chứ không có đội bóng chuyên nghiệp riêng. Văn Lang, chủ sở hữu mới của PVF chính là doanh nghiệp hợp tác với Sài Gòn FC. Vậy nên liệu rồi đây các cầu thủ ĐTQG, ở các CLB khác nhau có được trung tâm này hỗ trợ.
Cần phải thông cảm cho Vin bởi vận hành một trung tâm bóng đá theo ý nguyện của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt như thế là không dễ, cực kỳ tốn kém nhưng thành quả còn là dấu hỏi. Đó có thể là nguyên nhân khiến tập đoàn bác Vượng chuyển hướng. PVF chuyển đổi chắc sẽ khiến cho người hâm mộ cảm thấy hụt hẫng. Những gì Vingroup đã làm đều tạo sự ngạo nghễ với thế giới, là niềm tự hào người dân Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Vậy bóng đá Việt Nam khi không còn được tập đoàn này đồng hành thì giấc mơ liệu có dang dở?




Nhận xét